Cấu tạo cầu nâng 2 trụ gồm những bộ phận nào?
Cầu nâng sửa chữa ô tô 2 trụ có cấu tạo khá đơn giản, mỗi bộ phận đều đảm nhận những vai trò quan trọng riêng, gồm các bộ phận chính sau:
Bộ phận cảm biến: chỉ có ở cầu nâng 2 trụ giằng trên. Cảm biến hành trình đảm bảo an toàn cho hệ thống nâng. Khi thiết bị nâng xe lên gần chạm đến đỉnh sẽ tự động dừng lại.
Khóa an toàn: Dặt hai bên trụ cầu, được trang bị khóa an toàn, đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình nâng hạ của cầu nâng; tránh sự cố nguy hiểm xảy ra, trường hợp xấu nhất là làm rơi xe.
Trụ cầu nâng: Được làm từ chất liệu thép cao cấp, dày, chắc chắn cho khả năng tải được trọng lượng lớn. Hai thanh trụ này được đặt cách nhau một khoảng vừa phải, phù hợp với kích thước của hầu hết các loại ô tô thông dụng trên thị trường.
Cánh tay giữ xe: Hai bên trụ của cầu nâng được trang bị thêm cánh tay giữ xe tạo thành hình chữ V, được làm từ 2 thanh thép chất lượng tốt và được đặt vuông góc với hai bên trụ. Bộ phận này đảm nhận chức năng giữ xe cố định trong quá trình nâng lên – hạ xuống đảm bảo an toàn.
Dầu thủy lực: Được dùng kết hợp cùng bơm thủy lực cung cấp cho cầu nâng nguồn năng lượng, giúp cho cầu nâng vận hành ổn định.
Bơm thủy lực: Có tác dụng đẩy dầu thủy lực phục vụ tốt cho quá trình hoạt động của cầu nâng.
>>Xem thêm: máy rửa xe áp lực cao
Kết cấu cố định của cầu nâng 2 trụ
Phần nâng hạ
Phần này gồm có 2 xylanh thủy lực để nâng vai cầu và bộ nguồn thủy lực ở phía bên điều khiển để điều khiển xylanh làm việc.
Bộ phận chuyển động
– Vai cầu làm từ chất liệu thép tấm và hàn lại với nhau, được lắp ở phía trên các xylanh thủy lực, và ở phía dưới cùng lắp với tay nâng bằng chốt.
– Hai ống lồng, một dài và một ngắn được làm bằng thép ống với tấm lót ở mỗi đầu, có thể điều chỉnh chiều cao để giữ xe và ở phía đối diện với vai cầu kết nối với đường ống.
Hộp điều khiển
Hộp điều khiển là nơi chứa bảng điều khiển gồm các công tắc chính và công tắc để nâng cầu.
Bộ nguồn thủy lực
Bộ nguồn thủy lực bao gồm: mô tơ điện, bơm bánh răng, van hạ, van áp suất lớn nhất, thùng dầu, van phân phối dầu và hồi dầu cho mạch cấp cho xylanh.
Chú ý: Đường ống phân phối của cầu nâng 2 trụ có cổng là đường chứa áp suất
Thiết bị an toàn
Thiết bị an toàn bao gồm:
– Bộ phận an toàn cơ khí cho vai cầu, hệ thống khóa.
– Thiết bị đồng bộ kiểm soát sự di chuyển của vai cầu, gồm 2 cap và 4 puly hồi.
– Thiết bị thủy lực an toàn chung
Cầu nâng 2 trụ vận hành như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của cầu nâng ô tô 2 trụ khá đơn giản, được chia làm hai quá trình riêng biệt, đó là nâng xe lên – hạ xe xuống.
Nâng xe lên
– Sau khi xe tiến vào cầu nâng, người dùng điều khiển nâng cánh tay lên để giữ xe, rồi dùng khóa an toàn tự động khóa lại. Việc này giúp xe cố định tại vị trí đó, nhằm đảm bảo an toàn cho xe ô tô khi bắt đầu thực hiện quá trình nâng lên.
– Khi ấn nút lên (UP), bơm thủy lực sẽ dẫn dòng dầu thủy lực đi qua van khóa rồi đi vào bên trong xi lanh để đẩy xi lanh lên. Khi đó cánh tay giữ xe sẽ được nâng lên từ từ và dừng lại khi ở vị trí trung tâm.
Hạ xe xuống
Khi muốn hạ xe xuống sau khi thực hiện sửa chữa xe đã xong, người dùng ấn nút xuống (Down). Ngay lúc đó, xe sẽ được hạ xuống khi dòng dầu thủy lực tại xi lanh hồi về bình chứa dầu. Cùng lúc đó, cầu nâng và ô tô sẽ từ từ hạ xuống.
Trong suốt quá trình vận hành, khóa an toàn luôn hoạt động để đảm bảo an toàn cho xe vì thế mà người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Liên hệ hỗ trợ 24/24:
Số 15 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 0962 008 009
Hotline 1: 028 6257 9595
Hotline 2: 028 6257 9589
Email: thietbibmc@gmail.com
Số 512 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại: 0975 003 008
Hotline 1: 024 3681 6153
Hotline 2: 024 3682 6157
Email: thietbibmc@gmail.com
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.