Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu cầu nâng cấu tạo khác nhau có thể đáp ứng yêu cầu công việc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thiết bị này. Để có cái nhìn tổng quan hơn, trong bài viết Ban mai xin chia sẻ thông tin về các loại cầu nâng chuyên dụng để mọi người có thể tham khảo và lựa chọn sao cho hợp lý.
>>Xem thêm: cầu nâng ô tô giá rẻ
Cầu nâng ô tô là gì?
Cầu nâng được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại với những nguyên vật liệu tốt nhất, nhờ đó mà các chi tiết máy đảm bảo có chất lượng tốt, độ bền cao cụ thể như bàn nâng tạo độ bám, vật liệu thép cao cấp, ty nâng được mạ crom, sơn tĩnh điện nên hạn chế hoen gỉ,… vì vậy mà thiết bị có tuổi thọ lâu dài.
Cầu nâng được sử dụng rộng rãi trong ngành dịch vụ rửa – sửa – chăm sóc xe, là thiết bị hỗ trợ người thợ trong quá thực hiện các công việc sửa chữa, vệ sinh, chăm sóc xe trở nên dễ dàng hơn.
Các loại cầu nâng ô tô phổ biến trên thị trường
Cầu nâng 4 trụ – Chuyên dụng cho các garage sửa xe quy mô lớn
Về cơ bản thì cầu nâng 4 trụ hoạt động giống như cầu nâng 2 trụ nhưng số trụ nâng gấp đôi nên độ vững chãi và sức nâng tối đa cao hơn nhiều, khả năng sức nâng lên đến 25 tấn cho phép người sử dụng có thể nâng/ hạ nhiều loại phương tiện khác nhau.
Về cấu tạo cầu nâng ô tô 4 trụ đều có cấu tạo tương đối giống nhau gồm các bộ phận:
+ Bảng điều khiển: Tập hợp tất cả các nút bấm chức năng để người dùng thực hiện thao tác trong quá trình vận hành.
+ Motor: Đây là bộ phận quan trọng nhất, giúp cho thiết bị vận hành ổn định và dễ dàng hơn.
+ Tấm dẫn lên cầu: Bộ phận này thường được đặt ở đầu mặt nâng, giúp ô tô di chuyển lên xuống giàn nâng nhanh chóng.
+ Mặt nâng: Là vị trí tiếp xúc trực tiếp với bánh xe, đảm bảo nhiệm vụ giữ thăng bằng cho xe. Phía trước mặt nâng được thiết kế tấm chặn bánh giúp đảm bảo an toàn cho mọi người trong quá trình sử dụng.
+ Dây cáp và dây dẫn dầu: Hai bộ phận này được đặt bên trong thân cầu, dây cáp dùng để kéo hạ giàn nâng; dây dẫn dầu để cung cấp dầu cho cầu nâng hoạt động.
+ Trụ nâng: Cầu nâng ô tô 4 trụ được trang bị với 4 trụ nâng, đặt cách nhau một khoảng cách phù hợp với kích thước của ô tô. Chúng được kết nối với nhau qua các thanh dầm ngang cố định.
Giá cầu nâng 4 trụ hợp lý, hoàn toàn phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều chủ tiệm, sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường nên có thể dễ dàng tìm mua. Giá cầu nâng 4 trụ dao động từ 48 – 160 triệu tùy vào mẫu mã, tải trọng, tính năng nổi trội và xuất xứ của sản phẩm.
Cầu nâng 1 trụ – cầu nâng chuyên rửa & chăm sóc xe
Cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ giúp cho quá trình sửa chữa, chăm sóc xe ở các vị trí gầm xe được xử lý triệt để và dễ dàng hơn. Một số đặc điểm nổi trội của loại ben nâng rửa xe này có thể kể đến như:
+ Khả năng chịu lực lớn lên đến 4 tấn, nâng được các loại xe con và xe du lịch loại nhỏ. Vận hành êm ái, dễ thao tác và giá thành cạnh tranh.
+ Khả năng xoay 360 độ cho phép người dùng điều chỉnh được độ cao của ty nâng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Dễ dàng vệ sinh ở các vị trí khó rửa như gầm xe, mâm, chắn bùn,.. mà không gặp trở ngại. Tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng và tăng doanh thu cho cửa hàng.
+ Giá thành cầu nâng 01 trụ dao động từ 56 – 67 triệu tùy vào mẫu mã. Đây là mẫu cầu nâng phổ biến nhất ở các tiệm rửa xe hiện nay.
Bạn có thể tham khảo cầu nâng Ấn Độ và cầu nâng Việt Nam:
Đặc Điểm | Cầu nâng 1 trụ Việt Nam | Cầu nâng 1 trụ Ấn Độ |
Xuất xứ | Sản xuất và lắp đặt trong nước | Nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ |
Vỏ ty nâng | Sử dụng công nghệ mạ crom, sơn 01 lớp tĩnh điện chống gỉ | Được bọc bằng carbon fiber reinforced polymer (CFRP) hay còn gọi là sợi thủy tinh. |
Màu ty nhận biết | Màu đỏ hoặc đen phủ ngoài cùng | Màu đen như nhựa đường, có khả năng chống gỉ, chịu lực, chịu nhiệt độ cao. Tuổi thọ cao. |
Chiều dài ty | 2,1m | 2,2m |
Giá thành | Tầm 56 triệu, giá bán rẻ vì không chịu thuế phí nhập khẩu | Từ 67 triệu |
Chế độ bảo hành | 02 năm | 05 năm |
Thông số kỹ thuật |
|
|
Cầu nâng cắt kéo
Đây là cầu nâng chuyên dụng trong các gara sửa xe chuyên nghiệp hoặc nhà xưởng. Cầu nâng ô tô cắt kéo có một số ưu điểm như:
+ Cầu nâng nhỏ gọn, đỡ tốn diện tích, khi hạ cầu có thể sử dụng diện tích làm việc khác, thuận tiện cho các xưởng sửa chữa có diện tích hẹp.
+ Cầu nâng cắt kéo có 2 kiểu là nâng gầm và nâng toàn xe.
+ Thích hợp cho công việc cân chỉnh góc đặt bánh xe bằng thiết bị kiểm tra góc bánh xe công nghệ 3D.
+ Độ an toàn của cầu nâng cắt kéo rất cao, khóa an toàn luôn hoạt động ở từng vị trí nâng hạ.
Cầu nâng 2 trụ – Giải pháp cho xưởng sửa chữa vừa và nhỏ
Cầu nâng ô tô 2 trụ cấu tạo có hai trụ cố định ở hai bên với các cánh tay nâng thay vì sử dụng bàn nâng. Cầu nâng giúp người thợ tiếp cận được hầu hết các bộ phận của xe: bánh xe, phanh, khung gầm, động cơ, hệ thống xả,… Cầu nâng 2 trụ nhỏ gọn, chiếm ít diện tích và giá thành tương đối rẻ. Một số loại cầu nâng 2 trụ:
– Cầu nâng 2 trụ đối xứng: có thiết kế 2 thành cầu 2 bên, kết cấu đối xứng tay nâng nên tổng lượng có 4 điểm chịu lực. Mỗi cặp tay nâng sẽ chiu 50% tải nâng. Ưu điểm: cầu nâng được sử dụng cho các dòng xe trọng tải nặng vì tỷ lệ chịu lực được chia đều vào 4 điểm tiếp xúc với xe.
– Cầu nâng 2 trụ bất đối xứng: Được phân biệt bởi vị trí góc của các trụ liên quan đến cánh tay nâng. Cầu nâng này sẽ có 2 tay nâng ngắn ở mặt trước và 2 tay nâng dài hơn ở mặt sau. Khả năng tải nâng được phân bổ 30/70. Mỗi trụ được đặt ở một góc ngay phía trước trung tâm trọng lực và cả hai đều có hai tay nâng có kích thước khác nhau. Cánh tay nâng dài kéo dài bên dưới về phía sau của xe, trong khi cánh tay ngắn hơn đưa về phía trước. Cầu chhủ yếu sử dụng cho các loại xe con nhỏ. Với các loại xe to, không nên dùng cầu này vì vấn đề lệch tải, trường hợp cố ý dùng, cầu nâng phải là loại lòng rộng, có sức nâng tiêu chuẩn lớn.
– Cầu nâng 2 trụ có cổng (giằng trên): cầu này có thanh chắn phía trên nên việc nâng xe không được vượt quá giới hạn, không được nâng quá cao. Ưu điểm: dây cáp nằm phía trên nên không bị cọ sát quá nhiều trong lúc vận hành nên đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, độ an toàn của cầu cao khi ô tô lên cầu có bị lệch thì cũng không bị chúi về trước hoặc sau. Bộ cảm biến cầu nâng tự đồng dừng khi nóc xe chạm thành chắn.
– Cầu năng không cổng (giằng dưới): Là kiểu cầu có thiết kế dây cáp từ cột này sang cột kia được đi dưới mặt sàn, tạo thành một thanh gờ nổi nối hai cột cầu. Ưu điểm: cầu nâng có thể nâng được nhiều loại xe bao gồm xe có nóc xe quá khổ mà không bị vướng. Tuy nhiên, dây cáp được nối ở phía dưới giữa đầu này sang đầu kia nên dễ bám bụi, dầu trong quá trình sử dụng. Việc sử dụng giá đỡ hộp số phía dưới có thể bị vướng bởi phần gồ lên của dây cáp nối, trong quá trình vận hành nếu không chú ý có thể đụng trần nếu trần quá thấp.
Cách sử dụng cầu nâng đảm bảo an toàn và hiệu quả
Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy trình nâng hạ cho từng loại cầu, người dùng nên lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho cầu nâng ô tô:
+ Không được tư ý thay đổi kết cấu của cầu, nếu cần thay đổi nên tìm chuyên gia/đơn vị cung cấp để tham vấn.
+ Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng cầu nâng như rò rỉ khí, hư hỏng,…lập tức ngưng sử dụng và liên hệ đơn vị cung cấp để bảo dưỡng.
+ Không được nâng quá tải trọng cho phép theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.
+ Chú ý vấn đề cần bằng tải, 90% sự cố rơi xe là do người vận hành không thực hiện cân bằng tải hợp lý.
+ Đảm bảo thợ phải được đào tạo về cách sử dụng, vận hành cầu nâng trước khi cho phép điều khiển cầu nâng để tránh các vấn đề có thể xảy ra.
+ Quan trọng hơn, để tăng tuổi thọ cầu nâng, chủ tiệm và thợ nên lưu ý bảo dưỡng thiết bị hàng tháng, định kỳ để kịp thời thay thế, sửa chữa.
Cấu tạo cầu nâng thủy lực bạn nên biết
Đa phần tất cả các mẫu mã cầu nâng thủy lực trên thị trường đều có chung các bộ phận chính sau:
+ Bàn nâng: là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với bánh xe, xe sẽ nằm trên bàn nâng để người thợ thực hiện công việc sửa chữa, chăm sóc xe. Bộ phận này làm từ thép cao cấp, bề mặt thường có các vân nổi gia tăng ma sát tránh xe bị trượt, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
+ Xylanh: hay còn gọi là ty nâng, trụ cầu nâng,.. đây là bộ phận quan trọng của cầu nâng, ty nâng có thể nâng được xe ô tô lên nhờ dầu thủy lực kết hợp với áp suất lớn từ khí nén.
+ Bình nhớt: là khu vực chứa dầu thủy lực để đảm bảo cầu được lên xuống trơn tru. Bơm thủy lực sẽ có nhiệm vụ đẩy dầu.
Nhìn chung về sản phẩm cầu nâng rửa xe ô tô thì hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhưng một số loại phổ biến sử dụng rộng rãi là: cầu nâng 1 trụ, cầu nâng 2 trụ, cầu nâng 4 trụ, cầu nâng cắt kéo… Mỗi loại đều có những tính năng riêng.
Liên hệ hỗ trợ 24/24:
Số 15 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 0962 008 009
Hotline 1: 028 6257 9595
Hotline 2: 028 6257 9589
Email: thietbibmc@gmail.com
Số 512 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại: 0975 003 008
Hotline 1: 024 3681 6153
Hotline 2: 024 3682 6157
Email: thietbibmc@gmail.com
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.