Cầu nâng ô tô là gì?
Cầu nâng ô tô nhu cầu phong phú của thị trường trong nhiều năm qua đã dẫn đến sự ra đời của rất nhiều loại cầu nâng xe, nhằm đáp ứng các đầu việc cụ thể của mọi ga-ra, với những mục đích sử dụng khác nhau. Chúng tôi sẽ không nhắc đến hãng hay thương hiệu cầu trong bài viết này, bởi đó là chủ đề muôn thuở và cần nhiều góc nhìn. Bài viết sẽ cố gắng liệt kê và cung cấp thông tin sơ bộ về tất cả các loại cầu nâng ô tô phổ biến nhất.
Cầu nâng ô tô là thiết bị quan trọng nhất trong một xưởng sửa chữa ô tô, cả về mặt công năng và hình ảnh. Nó là thiết bị bắt buộc phải có trong các quy trình sửa chữa và duy tu xe. Nó cũng là thiết bị được dùng nhiều nhất mỗi ngày trong mọi ga-ra.
Cơ cấu nâng cầu chủ yếu được cấu thành bởi ít nhất một trong các công nghệ sau: thủy lực, vít me, điện/mô-tơ, và khí nén.
Cầu nâng 2 trụ
Không phải bàn cãi, đây là loại cầu nâng xe được ưa chuộng nhất bởi tính đa dụng của nó. Cầu nâng ô tô 2 trụ luôn có mặt ở mọi ga-ra sửa chữa ô tô, bởi nó cho phép người thợ tiếp cận hầu hết những gì họ cần: hệ thống treo, bánh xe, phanh, khung gầm, động cơ, hộp số, hệ thống xả… Cầu hai trụ còn có ưu điểm là nhỏ gọn, chiếm ít diện tích xưởng. Ngoài ra, nó còn có ưu thế tuyệt đối là giá thành rẻ hơn hẳn so với các loại khác.
>>Xem thêm: máy rửa xe áp lực cao
Mặt khác, trên thị trường lại có nhiều loại cầu hai trụ khác nhau. Không phải khác nhau về hãng hay chất lượng, mà khác nhau về thiết kế. Có những loại cơ bản sau: cầu đối xứng, cầu bất đối xứng, cầu giằng dưới, và cầu giằng trên.
Cầu nâng 2 trụ bất đối xứng
+ Thay vì có 4 tay nâng bằng nhau, cầu dạng này sẽ có 2 tay nâng ngắn ở mặt trước và 2 tay nâng dài hơn ở mặt sau. Cân bằng tải sẽ là 30% và 70%. Đây là đặc điểm bắt buộc phải có để được gọi là cầu bất đối xứng.
+ Việc tay nâng và cân bằng tải lệch như vậy tạo ra kết quả là cửa xe của các loại xe con, xe cỡ nhỏ sẽ nằm ở phía sau thân cầu, dẫn đến mở cửa xe dễ dàng hơn rất nhiều.
+ Ngoài ra, cầu nâng hai trụ bất đối xứng thường có thân cầu được xoay 30 độ về mặt sau. Mục đích là để củng cố khả năng chịu tải ở mặt này (vốn phải chịu tới 70% tải). Việc xoay thân cầu này còn giúp mở cửa xe càng thuận lợi hơn.
+ Tuy nhiên, thân cầu xoay 30 độ không phải là đặc điểm bắt buộc. Một số nhà sản xuất không đồng tình với cách làm xoay thân cầu để củng cố chịu tải mặt sau, bởi nó làm giảm chiều rộng thông xe.
+ Đặc điểm thân xoay 30 độ thường chỉ xuất hiện ở cầu thiết kế giằng trên, bởi vì trước khi cho xe vào, cả 4 tay nâng phải được dẹp về mặt sau (Cách làm cho 2 tay về mặt trước, 2 tay về mặt sau là không thể vì thân cầu đã được xoay 30 độ về phía sau, dẫn đến tay 2 tay ở mặt trước sẽ luôn chắn lối xe). Theo đó, 2 tay phía trước chỉ có thể được đưa về phía sau nếu không có thanh nối cáp từ cột này qua cột kia trên mặt sàn, mà cầu giằng dưới thì luôn có thanh này. Nâng tay lên để vượt qua thanh nối thì sẽ khiến pad đỡ quá cao để làm việc với các loại xe thông thường.
Cầu 2 nâng trụ đối xứng
+ Cầu thuộc hạng mục này có 2 cột cầu đặt thẳng mặt với nhau, và có 4 tay nâng chiều dài bằng nhau. Mỗi cặp tay nâng sẽ chịu 50% tải nâng.
+ Cầu đối xứng có ưu điểm là dễ dùng, hợp với các dòng xe nặng, do 4 tay cầu có sức nâng như nhau. Tuy nhiên nó lại có một nhược điểm lớn. Đó là với các dòng xe nhỏ khi được đưa vào cầu, cửa xe thường thẳng hàng với thân cầu, dẫn đến mở cửa xe khó khăn. Sử dụng không cẩn thận rất dễ dẫn đến xước sơn xe. Nhược điểm này được khắc phục phần nào bởi cầu lòng rộng (khoảng 3 mét từ cột này sang cột kia), tuy nhiên loại cầu này có giá thành cao hơn, tốn diện tích hơn.
+ Với xe SUV cỡ lớn hoặc xe thân dài, nhược điểm trên không còn, bởi cửa xe sẽ nằm ở phía trước thân cầu.
+ Tại Việt Nam, cầu đối xứng rất phổ biến, nhất là tại các ga-ra tư nhân, bởi vì họ thường nhận sửa chữa rất nhiều dòng xe khác nhau, to nhỏ có đủ. Và cầu đối xứng thường đáp ứng tốt mọi dòng xe nếu người thợ biết khéo léo xử lý nhược điểm của nó.
Cầu nâng 2 trụ giằng trên
+ Dây cáp được đi dọc theo một thanh nối hai cột, trên đỉnh cầu. Có tính thẩm mỹ cao, nên còn được gọi là cầu cổng.
+ Có chiều cao tổng thể cao hơn nhiều so với cầu giằng dưới. Tuy nhiên, trên thực tế thì cầu giằng trên hay giằng dưới đều cần chiều cao xưởng như nhau. Bởi nếu cố ý lắp cầu giằng dưới ở xưởng có trần quá thấp, thì bạn sẽ phải lom khom khi làm gầm xe, do xe không thể được nâng cao như ý muốn.
+ Thiết kế kiểu cầu nâng kiểu cổng nói trên có hai lợi ích. Một là cầu sẽ tự dừng nâng khi xe chạm đến thanh cảm biến trên đỉnh. Hai là cầu cho cảm giác vững chãi hơn khi nâng xe.
+ Phần sàn trong lòng cầu cầu hoàn toàn trống trải, cũng đem lại hai lợi ích. Một là di chuyển thiết bị hỗ trợ dễ dàng hơn trong lòng cầu. Hai nếu gặp trường hợp phải đẩy xe không thể nổ máy vào cầu, thì cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Cầu nâng 2 trụ giằng dưới
+ Là kiểu cầu có thiết kế dây cáp từ cột này sang cột kia được đi dưới mặt sàn, tạo thành một thanh gờ nổi nối hai cột cầu.
+ Chiều cao cột thấp hơn hẳn cầu giằng trên, do đó trên lý thuyết loại cầu này có yêu cầu chiều cao xưởng thấp hơn so với cầu giằng trên.
+ Cáp nằm dưới mặt sàn dẫn đến một số bất tiện nhất định, ví dụ: Không thể dễ dàng dắt kích nâng từ mặt trước sang mặt sau của cầu và ngược lại.
+ Trên đỉnh cầu là khoảng trống hoàn toàn, vì vậy người dùng cần chú ý dừng xe đúng thời điểm để tránh trường hợp xe chạm trần xưởng.
+ Giá thành rẻ hơn so với cầu nâng giằng trên.
Liên hệ hỗ trợ 24/24:
Số 15 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 0962 008 009
Hotline 1: 028 6257 9595
Hotline 2: 028 6257 9589
Email: thietbibmc@gmail.com
Số 512 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại: 0975 003 008
Hotline 1: 024 3681 6153
Hotline 2: 024 3682 6157
Email: thietbibmc@gmail.com
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.