Ban Mai chia sẻ những lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén?

- Lượt xem: 14
Khí nén hiện nay đang dần được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các ngành nghề sản xuất hay cũng như trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Bình chứa khí nén

Trong một hệ thống khí nén thì bình chứa khí nén đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khí nén được sử dụng để thay thế nhiều nguồn năng lượng khác với ưu thế về lực, tính linh động,…Vậy bình chứa khí nén là gì? Có những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén? Hãy cùng Ban Mai tìm hiểu qua thông tin dưới đây! 

1/Vai trò của bình chứa khí

- Bình khí nén là thành phần quan trọng trong hệ thống máy nén khí với vai trò tích trữ khí nén, giúp ổn định áp suất, duy trì sản xuất liên tục, không bị gián đoạn.

- Làm ngưng tụ bụi bẩn, tách nước trong khí nén, góp phần làm giảm nhiệt khí nén hay làm mát dầu. Nước đọng lại dưới đáy bình khí nén, sau đó xả ra môi trường bên ngoài.

- Bình chứa khí nén giúp dự trữ và điều hòa không khí ở áp suất không đổi, làm tăng độ bền bỉ và tuổi thọ của máy nén khí.

- Nếu bình chứa khí nén được lắp trước máy sấy nó có vai trò giảm tải nhiệt độ cho máy sấy khí vì nó giúp làm giảm nhiệt độ khí nén.

- Trong trường hợp sự cố bất thường xảy ra đối với máy nén khí trong thời gian ngắn thì bình có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đột ngột của các thiết bị mà bơm khí nén không đủ lưu lượng, áp lực để cung cấp.

>>Xem thêm: máy hút bụi công nghiệp

2/Bình chứa khí nén là gì ?

 - Bình chứa khí nén là thiết bị dùng để tích trữ khí nén từ máy bơm hơi, đã được nén với áp suất xác định tùy đặc thù công việc. Với công dụng quan trọng là giúp duy trì ổn định áp suất hệ thống, có chức năng không để xảy ra tụt áp đột ngột gây tác động xấu đến quá trình vận hành của thiết bị, máy móc sử dụng khí.

 - Lượng khí nén này sẽ được tích trữ trong bình có giá trị áp suất không đổi để tiến hành cung cấp cho các hệ thống thiết bị khi máy chưa đáp ứng được lượng khí nén mà hệ thống sản xuất yêu cầu.

 - Tuy nhiên, đây là một thiết bị tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi sử dụng như: nổ áp lực hoặc điện giật. Vì vậy khi sử dụng người dùng cần lưu ý và phải đảm bảo nội quy an toàn khi dùng thiết bị này.

3/Phân loại vào bình chứa khí nén

Nếu dựa vào dung tích thì chứa thì có rất nhiều model khác nhau như bình 1000 lít, 2000 lít, 500 lít,… Còn nếu dựa vào nguyên lí tạo tải thì có thể phân bình tích áp khí nén thành một số loại sau:

Bình tích áp dùng tải trọng: đối với loại bình khí nén này thì giá thành không cao và có cấu tạo đơn giản. Tuy nhiên, năng lượng tích trữ lại không lớn, áp suất tạo ra khá ổn định và có quá tính lớn.

Bình tích áp lò xo: cấu tạo bình tích áp lò xo này khá đơn giản. Dung tích bình khá nhỏ, áp suất tạo ra phụ thuộc nào đặc điểm của lò xo mà bạn sử dụng. Vậy nên, bình tích áp lò xo phù hợp với các loại máy nén khí nhỏ, có công suất thấp.   

Bình tích khí nén dùng thủy khí: bình tích áp khí nén này có năng lượng tích trữ cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, áp suất tạo ra phụ thuộc nhiều vào quá trình đa biến khi nén giãn.

4/Đặc điểm cấu tạo của bình chứa khí nén

Cấu tạo lõi bình

- Lõi của bình chứa khí nén gồm 2 đầu: đầu vào và đầu ra cùng với một số phụ kiện với các thông số cần thiết.

- Lớp bọc cao su có chứa dầu thủy lực sẽ đảm bảo cho áp lực của hoạt động sử dụng của bình chứa khí nén.

- Ngoài ra, khí Nitơ được chọn để làm tác nhân giúp ổn định áp suất của bình chứa khí nén.

Cấu tạo vỏ bình

- Vỏ bình được làm bằng thép tạo nên vỏ bọc chắc chắn, giúp ích cho việc duy trì áp lực, chịu áp cho khí được nén bên trong bình.

- Bề mặt bên ngoài bình chứa khí được gia công thêm một lớp sơn tĩnh điện để giúp bình chống gỉ sét và ăn mòn khi đặt bình trong môi trường ẩm thấp hoặc làm việc tiếp xúc trực tiếp với nước mưa.

- Ngoài ra, các mối hàn trên bề mặt bình chịu được nhiệt từ 70-100 độ C và mức áp suất 10 bar.

>>Xem thêm: cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô

Các phụ kiện khác đi kèm

Hệ thống van an toàn, đồng hồ đo áp lực, van xả tại đáy bình giúp cấu tạo bình tích khí nén được hoàn thiện hơn, giúp hoạt động của bình được ổn định ở mức cao nhất.

5/Những sự cố có thể gặp khi sử dụng bình chứa khí

Nguyên nhân:

- Các bình chứa khí nén không được kiểm định về độ an toàn, không đăng kí sử dụng hoặc các bình được sửa chữa lại không đúng tiêu chuẩn về kĩ thuật an toàn. Thành bình chứa khí nén bị ăn mòn, chỗ mỏng nhất chỉ dày khoảng 1mm, trong khi độ dày tiêu chuẩn là 3,5cm. Vậy nên các bình chứa nén khí bị nổ do không chịu được áp suất làm việc.

- Trong quá trình sử dụng, có thể lớp cách điện của dây dẫn bị hỏng, khiến cho điện bị rò rỉ ra bên ngoài.

Sự cố:

- Nổ áp lực: bình khí nén có nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã , va đập . . . hoặc khi bình khí nén bị ăn mòn, rỗ quá mức quy định.

- Nguy cơ nổ cháy môi chất có trong bình, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình.

- Điện giật: Nguy cơ điện rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn,.. gây nguy hiểm cho người sử dụng.

6/Ứng dụng của bình chứa khí nén

Lĩnh vực y tế: bình được sử dụng để xử lý chất thải lỏng hoặc hỗ trợ chưng cất hóa chất tinh khiết cần cho công tác y khoa, dược phẩm.

Hoạt động sản xuất công nghiệp: bình chứa khí nén cần thiết cho việc sản xuất, đốt cháy những sản phẩm cơ khí, kim loại.

Trong đời sống: ứng dụng được xuất hiện trong công việc như hàn-xì, để chứa khí gas,…..

7/Những lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén

+ Khi lắp đặt, người dùng cần đặt bình tích áp cách xa những nơi có nguồn nhiệt cao, những vật dễ cháy nổ, gần nhà ở, công trình sinh hoạt chung,…

+ Trước khi sử dụng, người dùng cần kiểm tra bình, đảm bảo bình được trang bị đủ các thiết bị an toàn như: áp kế, van an toàn.

+ Bình phải được kiểm định KTAT – kiểm định an toàn thiết bị và đăng ký sử dụng. Và người vận hành phải trên 18 tuổi, có đủ sức khỏe, được huấn luyện và đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn,..

+ Trong quá trình hoạt động người sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của bình và vận hành bình theo đúng quy trình.

+ Đối với bình chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất trong bình.

Liên hệ hỗ trợ: 

SÀI GÒN

Số 15 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

Điện thoại: 0962 008 009

Hotline 1: 028 6257 9595

Hotline 2: 028 6257 9589

Email: thietbibmc@gmail.com

HÀ NỘI

Số 512 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì - Hà Nội.

Điện thoại: 0975 003 008

Hotline 1: 024 3681 6153

Hotline 2: 024 3682 6157

Email: thietbibmc@gmail.com

Tin liên quan
Bình luận về bài viết

Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!